3 con đường giúp bạn làm giàu

Ai cũng có thể giàu có, thế nhưng để giàu có được chúng ta cần thực hiện tốt, giỏi thứ mà mình cần làm, đó chính là cách nhanh nhất để tiến tới thành công, gặt hái vinh hoa, phú quý.

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102484-nhan-vien-kinh-doanh-doanhnhansaigon.jpg

Nếu không thể trở thành một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp hay một ca sĩ, nhạc sĩ đình đám, thì các bạn trẻ vẫn còn nhiều con đường chính đáng khác để làm giàu. Chẳng hạn, bạn hãy đặt cho mình mục tiêu trở thành triệu phú trong 5 năm tới.
Câu hỏi đầu tiên cần trả lời trước khi trở thành triệu phú đó là tại sao bạn lại muốn kiếm hàng triệu USD? Hầu hết mọi người muốn trở thành triệu phú chỉ để tiêu số tiền 1 triệu USD, và đây không phải là câu trả lời thỏa đáng.

Jim Rohn – doanh nhân Mỹ, tác giả, diễn giả nổi tiếng đã từng nói: “Khi lí do càng lớn bao nhiêu thì động lực càng trở nên dễ dàng bấy nhiêu”. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn biết lý do tại sao bạn muốn làm việc gì, bạn sẽ luôn tìm ra cách để làm điều đó.

Theo Daniel Ally – diễn giả, chuyên gia kinh doanh quốc tế, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy tại Mỹ và là tỷ phú tự thân ở tuổi 24, dưới đây là 3 con đường nhanh nhất giúp các bạn trẻ làm giàu.

Làm một nhân viên yêu nghề

Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ phải từ bỏ những công việc “tay trái” và tìm cách nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như yêu cầu của công việc mà bạn định gắn bó cả đời.

Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một bác sĩ, y tá, luật sư, kỹ sư, giáo sư, kiến trúc sư, giám đốc ngân hàng, quản lí dự án, chuyên viên IT, giám đốc điều hành hay bất kỳ một vị trí chuyên nghệp nào được yêu cầu, về cơ bản bạn sẽ phải đi học trong một vài năm và đảm bảo công việc nằm trong lĩnh vực của bạn.

Bạn không chỉ mất 5 năm để bắt đầu kiếm tiền mà còn phải giữ công việc ổn định trong một thời gian để có thể trả hết các khoản vay cho việc học của bạn. Cuối cùng, sau 10 năm hay lâu hơn nữa, bạn sẽ có khả năng kiếm được hơn 1 triệu USD nếu bạn đầu tư tiền của một cách đúng đắn.

Trở thành một người bán hàng xuất sắc

Đây có thể là một lựa chọn hoàn hảo bởi bạn không nhất thiết phải đến trường. Bạn có thể có được nhiều vị trí tại Hoa Kỳ và kiếm được những khoản hoa hồng. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát số tiền bạn kiếm được dựa trên thành tích của bạn.

Có rất nhiều vị trí cho các bạn trẻ lựa chọn như quản lý tài khoản, bất động sản, bán xe, bảo hiểm, tu sửa nhà… Nếu bạn sống trong một thành phố có ít nhất 50.000 người, tất cả những gì bạn cần làm đó là có một cuộc tìm kiếm trên Indeed.com hoặc Craigslist.org và bạn sẽ tìm thấy hàng tá các công việc bán hàng.

Lợi thế của nghề này là bạn hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát thu nhập của mình. Tất nhiên là bạn vẫn có một công việc nhưng nó có thể hạn chế sự tự do của bạn từ việc sống một kiểu sống khác mà bạn muốn, nhưng đây vẫn là một con đường khả thi có thể mất đến 5 năm hoặc ít hơn, phụ thuộc vào hành động của bạn.

Làm chủ thì phải thật giỏi

Đây là cách dễ nhất để bạn có thể kiếm được hàng triệu USD. Chúng ta từng nghe đến câu chuyện của những doanh nhân đã làm ra rất nhiều của cải nhờ doanh nghiệp họ tự gây dựng. Gây dựng một doanh nghiệp có thể đem đến cho bạn tự do đối đa nếu bạn thực hiện nó một cách đúng đắn.

Tuy nhiên, trừ khi bạn là một siêu sao bán hàng, nếu không hãy tránh xa những công ty đa cấp. Gây dựng một doanh nghiệp thành công đòi hỏi bạn phải tạo ra và sử dụng những thứ của riêng bạn chứ không phải của người khác.

Bạn có thể nghĩ ra càng nhiều phương pháp tốt thì bạn có thể đi được càng xa. Một trong những chìa khóa để xây dựng thành công một doanh nghiệp đó là bạn phải tìm những người giỏi về làm việc cho mình và luôn trau dồi kiến thức.

Bạn cũng phải bỏ rất nhiều thói quen mà bạn đã được dạy khi lớn lên. Bên cạnh đó, bạn phải dành rất nhiều thời gian cho doanh nghiệp, thành công chắc chắn sẽ đến và bạn có thể kiếm được 1 triệu USD đầu tiên trong vòng 3 năm, giống như tôi đã làm. Có rất nhiều cách để làm việc này, chỉ cần bạn quyết tâm biến nó thành hiện thực.

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Tư duy lại marketing

Những năm gần đây, thị trường chứng kiến sự thay đổi rõ rệt về vị thế và sức mạnh thương hiệu của nhiều doanh nghiệp (DN). Nhiều thương hiệu từng nổi tiếng mất dần lợi thế cạnh tranh và giảm hiệu quả kinh doanh rõ rệt, trong khi nhiều thương hiệu mới nổi lại lên ngôi, thậm chí dẫn đầu ngành hàng trong thời gian ngắn.

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102389-dd-54.jpg

Cuộc chiến về marketing giữa các DN trong nước khoảng 5 năm trở lại đây không ngừng gia tăng cạnh tranh ở nhiều góc độ, từ sản phẩm, chiến lược, mô hình kinh doanh đến phương thức và công cụ truyền thông tiếp thị. Sự khác biệt quan trọng nằm ở tư duy, đặc biệt đối với mô hình kinh doanh – yếu tố chủ chốt đảm bảo sự thành công của một DN.

Thách thức từ sự thay đổi

Hãy bắt đầu bằng câu chuyện với một DN Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh hàng thời trang. Trong suốt hơn 30 năm phát triển, DN này luôn tự hào vì dẫn đầu thị trường về chủng loại hàng hóa, doanh số, khách hàng, quy mô hệ thống phân phối khắp cả nước.

Trong khoảng 3 năm gần đây, doanh số, thị phần và hiệu quả kinh doanh của DN liên tục sụt giảm qua từng năm mặc dù đã nỗ lực đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), hệ thống bán hàng và marketing.

Phân tích cho thấy, mô hình kinh doanh của DN vẫn là hệ thống cửa hàng đại lý truyền thống trên phố vốn phụ thuộc vào “sự ủng hộ ngẫu nhiên” của khách hàng, công tác marketing cũng vẫn theo kiểu đại trà với thông điệp chung chung.

Nói cách khác, DN vẫn ngồi chờ khách tự tìm đến cửa hàng sau khi thực hiện vài quảng cáo trên báo chí hay phát tờ rơi. Trong thời đại số như hiện nay, đây rõ ràng là cách làm không phù hợp.

Số liệu từ Báo cáo năm 2015 của Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) cho thấy, 62% tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến với doanh số đạt 4,07 tỷ USD; trong đó, loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến phổ biến nhất là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (64%).

Khách hàng đã thay đổi thị hiếu và hành vi, cộng với quá trình phát triển liên tục của công nghệ marketing khiến mô hình kinh doanh truyền thống mất dần lợi thế cạnh tranh. Không bắt kịp xu hướng kinh doanh dựa vào kinh tế kết nối mạng (network economics) chính là vướng mắc phổ biến của nhiều DN Việt.

Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đòi hỏi DN phải phải thấu hiểu sâu sắc khách hàng để thiết kế sản phẩm/dịch vụ và thông điệp truyền thông phù hợp. Marketing online với ưu thế bổ sung các mô hình và kỹ thuật marketing mới cho phép DN xác định được chân dung khách hàng với các thông tin xác định về nhân khẩu học, thu nhập, sở thích, hành vi; đồng thời DN cũng đo lường được kết quả của hoạt động marketing.

Đây chính xác là công cụ mà các sàn thương mại điện tử tên tuổi như Zalora.vn, Yes24.vn, Chon.vn (hiện là adayroi) đã sử dụng và “đẩy” ngành thời trang vào một cuộc “đại chiến” trong vài năm trở lại đây.

Cùng với đó là sự xuất hiện của mô hình kinh doanh tự động – DN nghiên cứu hành vi khách hàng trực tuyến bằng hệ thống phễu marketing (marketing funnel) làm cơ sở để thiết kế danh mục sản phẩm theo các mức thang giá trị khác nhau, sử dụng kỹ thuật thu hút khách hàng mới bằng trang đích (landing page) liên kết với kỹ thuật marketing trao đổi dữ liệu (opt-in marketing), kết hợp hệ thống email với quản trị quan hệ khách hàng (CRM) và SMS marketing nhằm chăm sóc khách hàng thường xuyên để từ đó bán thêm sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao theo thời gian…

DN hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức lớn mà bản thân mỗi DN cũng chưa nhận thức rõ được điều gì đang diễn ra và sẽ diễn ra. Tuổi thọ của DN đang ngày càng rút ngắn, với tỷ lệ DN “chết yểu” sau 1 – 3 năm khởi nghiệp ngày càng tăng, do thiếu đổi mới và không theo kịp xu hướng marketing hiện đại.

Số liệu thống kê của thế giới cho thấy, 80% giám đốc marketing thiếu kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết để ứng dụng công nghệ mới trong marketing. Hậu quả là họ có rất ít thông tin về đối tượng khách hàng và không đo lường được hiệu quả của các hoạt động marketing.

Marketing hiện đại cho rằng mô hình kinh doanh mới là yếu tố quan trọng quyết định thành công chứ không chỉ là sản phẩm hay dịch vụ. Đó là lý do giới marketing trên thế giới từ lâu kêu gọi DN “tư duy lại marketing” trong thời đại kinh tế nối mạng thông qua việc đổi mới chiến lược, mô hình kinh doanh để đảm bảo phù hợp với xu hướng thị trường và phục vụ khách hàng dựa vào hệ thống giá trị khách hàng lâu dài.

Tư duy lại để phát triển

Marketing đã trải qua 4 giai đoạn, từ marketing 1.0 chú trọng đến chức năng và lợi ích sản phẩm, DN chủ yếu sản xuất sản phẩm tốt để thuyết phục khách hàng; đến marketing 2.0 tập trung vào lợi ích cảm xúc của sản phẩm để thuyết phục trái tim khách hàng; marketing 3.0 thì chú trọng nhiều đến truyền thông giá trị tinh thần hay tâm hồn khách hàng; và marketing 4.0 hiện nay lại vươn lên tầm cao của lẽ sống của con người.

DN hiện nay tương tự như con người, muốn phát triển tốt cần xây dựng cho mình mục đích sống cao cả, ý nghĩa và lẽ sống cuộc đời để phụng sự cộng đồng và xã hội. Theo đó, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị DN cũng đổi mới theo từng thời kỳ để phù hợp với khách hàng mục tiêu, luôn vận động và đi trước DN, đồng thời sử dụng công nghệ và mô hình kinh doanh mới để tạo khác biệt, xây dựng vị thế dẫn đầu ngành hàng và gia tăng hiệu quả như mong đợi.

Câu nói “khách hàng là thượng đế” lại trở nên thực tế hơn trong thời đại kỹ thuật số. Khách hàng liên tục thay đổi cách thức trao đổi. Họ tương tác trực tuyến với DN qua chat, sms, mạng xã hội như Facebook, blog, Twitter…; họ tự đánh giá sản phẩm, lựa chọn và mua sắm trực tuyến qua website, Facebook, qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.

Nhìn chung, khách hàng có quyền năng lớn hơn, vì trước đây sản phẩm tìm đến khách hàng với chức năng, lợi ích của nó thì nay khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm mà họ yêu thích và lựa chọn với sự kết nối cảm xúc thường xuyên thông qua quá trình tương tác đa kênh. Nhiều DN thành công nhờ biết cách thấu hiểu nhu cầu và thu hút khách hàng tham gia đóng góp cho sản phẩm/dịch vụ của DN thông qua nhiều công cụ tương tác.

Những áp lực đổi mới trên đòi hỏi DN phải luôn vận động và không ngừng đổi mới. Trong cuốn sách nối tiếng Tư duy lại cuộc đời – Chuyên luận về thế giới quan và điều khiển học, tác giả Bùi Quang Minh nói rằng: “Tương lai sẽ không còn giống như những gì mà các nhà kinh doanh vẫn hình dung. Do đó nhất thiết phải tư duy lại tương lai”. “Tư duy lại marketing” hỗ trợ DN tìm kiếm mục đích kinh doanh cao cả hơn theo hướng phụng sự cộng đồng và xã hội để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mạng xã hội sẽ là tác nhân chính tẩy chay các thương hiệu làm ăn gian dối, cung cấp sản phẩm kém chất lượng nhờ vào quyền năng tối thượng của cộng đồng người tiêu dùng. Quá trình chuyển đổi canh tác nông nghiệp từ chủ yếu dựa vào phân hóa học sang canh tác hữu cơ hay canh tác tự nhiên ở nước ta là một minh chứng cụ thể cho “tư duy lại marketing” theo định hướng bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hướng tới sản xuất bền vững cho tương lai.

“Tư duy lại marketing” cũng đề cập đến định hướng mới “marketing khôn ngoan” khi DN xây dựng hệ thống đa kênh để tiếp cận, thấu hiểu và truyền thông mang tính cá nhân để kết nối cảm xúc với khách hàng, nâng cấp đội ngũ marketing và bán hàng, tư duy nghiêm túc đến vấn đề trách nhiệm xã hội, sản xuất sản phẩm sạch bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường…

“Tư duy lại marketing” sẽ là động lực giúp DN đổi mới chiến lược và mô hình kinh doanh hướng tới những thành công to lớn hơn trong xu thế hội nhập quốc tế.

TRẦN ANH TUẤN – CEO USIS Consulting

Nhân viên nghỉ việc không phải vì lương thấp, cũng chẳng bởi tính khí quái gở của sếp mà là do 8 nguyên nhân sau

Có người thấy áp lực công việc ngành tài chính quá lớn, có cố gắng cũng chẳng ích lợi gì. Có người lại thẳng thắn thừa nhận, dù công ty có trả lương cao nhưng lại không cho thấy được tương lai tươi sáng trong ngành.

photo-1-1485093549388.jpg

Trên thế giới này, ngày nào cũng có người bỏ công ty này, chạy sang công ty khác để kiếm việc mới. Bạn luôn tự hỏi: “Vì sao nhân viên của mình lại nhảy việc?”

Lúc bạn tiếc nuối, nổi giận hoặc thờ ơ với quyết định xin nghỉ của nhân viên, bạn có bao giờ nghĩ đến nguyên nhân sâu sa bên trong không? Lẽ nào người ta nghỉ chỉ vì chênh lệch tiền lương hoặc tính khí của bạn?

Đó là lý do ấu trĩ nhưng lại là cái cớ mọi người thường dùng nhất. Khi nghiên cứu 50,000 trường hợp liên quan, chúng tôi phát hiện rằng: Động cơ khiến một nhân viên ưu tú tìm việc mới, không phải vì tiền hay không chịu nổi ấm ức. Có người thường nói: “Ở lại đây tôi không thấy hi vọng.” Vậy hi vọng đó là gì?

Đôi khi những tội đồ trong lịch sử cũng không hẳn đã thiếu tiền. Tại sao một số người giàu lại phản bội đất nước của mình? Theo nghiên cứu, thì chẳng phải vì họ mưu cầu danh lợi, phần lớn lý do nằm ở “tư duy” và “đức tin”.

Fisher, trưởng phòng hành chính của WJS New York bị cuốn vào làn sóng nhảy việc diễn ra mạnh mẽ gần đây. Anh không hiểu công ty vẫn tăng lương nhiều hơn bình thường (bất chấp tình hình kinh doanh khó khăn) mà không ngăn nổi 12 nhân viên trụ cột liên tục từ chức trong vòng 4 tháng? Anh đã nghĩ rằng: “Chắc chắn có công ty săn đầu người nào đó muốn khoét chân tường của chúng tôi.”

Nhưng nghiên cứu những nhân viên nghỉ việc lại cho kết quả khác. Sự lo lắng của Fisher cũng có lý. Trong số 12 nhân viên từ chức, đúng là có 1 người nhận được lời mời của công ty săn đầu người. Tuy nhiên anh ta không nhận việc mà trở về quê, làm cố vấn tài chính cho một công ty kỹ thuật kiểu mới. Nói cách khác anh ta chọn con đường riêng, làm người hành nghề tự do.

11 nhân viên còn lại cũng có lý do riêng, khiến việc tăng lương cũng không thể “níu kéo” họ từ bỏ quyết tâm nghỉ việc. Có người thấy áp lực công việc ngành tài chính quá lớn, có cố gắng cũng chẳng ích lợi gì. Có người lại thẳng thắn thừa nhận, dù công ty có trả lương cao nhưng lại không cho thấy được tương lai tươi sáng trong ngành.

Chúng tôi đã từng làm ba nghiên cứu quy mô lớn về vấn đề từ chức ở Mỹ, để phân tích lý do nhân viên nhảy việc. Đại khái có 8 nhân tố thúc đẩy việc từ chức, đi tìm việc mới.

Vì muốn khởi nghiệp

Những người từ chức vì lý do này thường là người tỉnh táo, họ làm công việc hiện tại với mục đích rõ ràng: để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp sau này. Đợi đến khi họ nắm được tình hình trong ngành, hiểu rõ một số tiêu chí như quy ước, chế độ, kỹ thuật, chi phí,… Đợi khi xây dựng được nền tảng, anh ta sẽ dứt áo ra đi.

Công ty dành ưu đãi cho người như thế cũng chẳng thu được gì. Bởi vì anh ta rất lý trí, anh ta không hứng thú với việc phát triển sự nghiệp lâu dài ở đây.

Vì muốn phát triển

Anh ta cho rằng mục tiêu phát triển của công ty không thống nhất với mục tiêu phát triển của bản thân, hoặc cũng có thể do công ty gây ảnh hưởng lớn đến không gian phát triển của anh ta. Để lo cho con đường phát triển của mình, khi có cơ hội thích hợp, anh ta sẽ rời bỏ bạn để đến một công ty phù hợp hơn.

Công ty đưa cho anh ta “quả táo” không có hương vị anh ta mong muốn. Bản thân anh ta cũng không muốn cam chịu, nên buộc phải ra đi.

Vì muốn thử thách và thăng chức

Loại người này ưa thử thách và mạo hiểm, anh ta muốn chinh phục những đỉnh cao mới trong cuộc đời nên luôn bước tới nơi có yêu cầu cao hơn. Anh ta cho rằng ở đây đã trải qua tất cả, nhưng không có chiếc bánh gato mới nào đáng để anh ta theo đuổi.

Vì lựa chọn khác

Có những người muốn thay đổi lĩnh vực công tác và tính chất ngành nghề, nhưng không tìm được vị trí phù hợp nên liên tục nhảy việc. Ví dụ sau 2 năm đi làm, một nhân viên Nhà nước chợt cảm thấy mình hợp với doanh nghiệp tư nhân hay đa quốc gia hơn là đốt thời gian ở môi trường khép kín này. Đó là động lực để anh ta nghỉ việc.

Với người như này, bạn phải để anh ta kiên trì với lựa chọn hiện tại, tịn rằng làm việc ở đây là bước đi đúng đắn nhất trong cuộc đời anh ta. Bằng không với tính cách đa nghi và do dự, sớm muộn khi phát hiện ra lý tưởng tan nát, anh ta cũng sẽ nghỉ việc.

Vì tiền

Với người coi tiền là mục tiêu, lương cao là nhân tố duy nhất có thể giúp bạn giữ chân anh ta. Một khi có người trả lương cao hơn, anh ta sẽ từ chức mà không hề do dự.

Nếu bạn không thể trả cho người này mức lương như anh ta mong muốn, hoặc bạn cho rằng năng lực của anh ta không đáng được nhận mức lương ấy, thì nên dứt khoát cho anh ta nghỉ việc, không cần lưu luyến.

Vì hành động theo cảm tính

Nhiều người thích làm việc theo cảm tính, thích thì làm, không thích thì lập tức quay mông bỏ đi. Họ luôn tin rằng cuộc sống phải “thuận theo quy luật tự nhiên”, nhưng trên thực tế, họ không hề có thực tế, không biết mình muốn cái gì. Hoặc cũng có thể nói, về căn bản họ không muốn nghĩ đến vấn đề này.

Vì thói quen

Có người luôn muốn có được cảm giác mới mẻ trong cuộc sống. Mục đích nghỉ việc của họ không phải là để thay đổi công việc, mà chỉ vì họ cảm thấy quá nhàm chán, vô vị nên muốn thoát khỏi môi trường làm việc cũ rích.

Loại người này có xu hướng thường xuyên nhảy việc, vì họ sợ những mối quan hệ phức tạp. Họ không muốn ép cuộc sống của mình đi vào khuôn khổ nào cả.

Vì lựa chọn bị động

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến nhảy việc là bị ép đến đường cùng. Nhân viên thường phát sinh mâu thuẫn trong môi trường công sở. Khi anh ta xảy ra tranh cãi với cấp trên hoặc đồng nghiệp, nếu bạn không xử lý ổn thỏa, có thể anh ta sẽ từ chức. Sai lầm trong công việc cũng là một nhân tố quan trọng khiến nhân viên chủ động xin nghỉ.

Tóm lại, bạn cần hiểu lý do và suy nghĩ của nhân viên khi muốn nhảy việc để đưa ra đối sách chính xác. Khi nhân viên chuẩn bị sơ yếu lí lịch, và đặc biệt quan tâm đến thông tin tuyển dụng của công ty khác, bạn hãy cẩn thận vì có thể anh ta sắp rời bỏ bạn, để đi tới ăn máng khác.

* Nội dung trích từ cuốn “Thuật tẩy não” của tác giả Cao Đức.

Bảo Dương

Theo Trí Thức Trẻ

Đặt tên thương hiệu: Đừng tự trói mình!

Không ít doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa mới khởi nghiệp đã khá dễ dàng khi đặt tên thương hiệu. Do thiếu tầm nhìn và định hướng dài hạn, chỉ chọn đại cho có, nên trong nhiều trường hợp, cái tên được chọn đã “trói tay” thương hiệu, làm cho nó không thể phát triển rộng hơn về sau.

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102370-thuong-hieu-doanhnhansaigon-1484878596734-crop-1484878603288.jpg

Chưa kể, có khi chính tên thương hiệu còn gây hiểu lầm, làm cho khách hàng có những nhận định bất lợi về thương hiệu và sản phẩm mang thương hiệu đó. Dưới đây là những ví dụ về tên thương hiệu đã tự “trói” mình một cách “vô thức”.

Một quán ăn có tên “Xôi Ngon” khó có thể mở rộng bán thêm bún, phở hay một loại thức ăn nào khác không phải là xôi. Một thương hiệu có chữ “Fashion” (thời trang) khó có thể mở rộng sang bán những thứ mang tính truyền thống, cổ điển. Một thương hiệu có chữ “ô tô” (ví dụ Autocare) sẽ khó mở rộng sang lĩnh vực máy bay hay khách sạn, nhà hàng.

Từng có thương hiệu taxi khi phát triển, muốn mở rộng sang các lĩnh vực khác, thì cái tên taxi và hình ảnh liên tưởng là những chiếc taxi không cho phép thương hiệu này làm gì khác hơn ngoài taxi. Và khi cố mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác bằng chính thương hiệu taxi này, doanh nghiệp đã thất bại cay đắng. Thương hiệu taxi đã tự trói mình trong lĩnh vực taxi mà người chủ không hề nhận biết.

Đó là những giới hạn về mặt hàng, ngành hàng do tên thương hiệu mang lại. Nếu cái tên gợi lên một mặt hàng, hay ngành hàng nào đó (ví dụ “Fruit” (trái cây), “Tea” (trà), “Coffee” (cà phê), “Milk” (sữa), “Taxi”, “Điện máy”…) thì rất khó mở rộng sang mặt hàng hay ngành hàng khác, nếu không muốn nói là không thể, hoặc không nên làm.

Trong cùng một mặt hàng hay ngành hàng, tên thương hiệu cũng bị giới hạn bởi phân khúc khách hàng. Ví dụ, “Taxi Giá Rẻ” không thể mở rộng sang dòng taxi giá bình thường hay không rẻ; quán “Lẩu Nấm” không thể mở rộng sang các món xào, nướng, chiên, quay…; “Cơm Niêu” không thể bán cơm nấu bằng nồi inox, nồi nhôm hay nồi điện; “Lẩu Cá Kèo” không thể mở rộng sang bán lẩu đuôi bò, cua đồng, hải sản, hay các món ăn không phải là lẩu…

Và logo thương hiệu cũng thế. Cái logo vẽ hình con bò thì sản phẩm chỉ liên quan đến những gì có… mùi bò, không thể là heo, gà, dê, ngỗng. Cái logo có hình trái thanh long thì sản phẩm không thể có cả xoài, mít, sầu riêng, hay… mắm ruốc. Một hình ảnh cổ điển hay mang tính “cội nguồn” thì không thể phù hợp với những gì hiện đại, tân tiến.

Chọn tên và logo cho thương hiệu, đừng tự trói mình (trừ khi doanh nghiệp có chủ đích làm vậy)! Ví dụ, khi một chuỗi quán chọn đặt tên là Phở X, chủ quán đã xác định rõ ràng là sẽ chỉ tập trung vào bán phở, không mở rộng sang bán cơm, gà rán hay bò bít-tết. Một chuỗi quán “Lẩu Cá Kèo” sẽ tập trung xây dựng thế mạnh duy nhất là lẩu cá kèo (nếu ai muốn ăn tôm, cua, hải sản chắc sẽ không ưu tiên chọn quán này).

Một thương hiệu Xmilk hẳn sẽ tập trung vào những sản phẩm liên quan đến sữa. Ngược lại, nếu doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh các loại nước chấm và thực phẩm chế biến mà lại chọn cái tên Phú Quốc hay Phan Thiết (những địa danh gắn liền với nước mắm) thì đã tự trói mình trong lĩnh vực nước mắm.

Về sau, muốn mở rộng sang tương ớt, nước tương, mì gói…, doanh nghiệp buộc phải xây dựng thương hiệu khác từ đầu. Một doanh nghiệp mở dịch vụ bán vé tàu trực tuyến và lấy tên là “banvetau” (bán vé tàu), đến khi muốn phát triển sang bán cả vé ô tô, máy bay, đặt phòng khách sạn và tour du lịch… thì không thể vì đã bị cái tên “banvetau” trói lại rồi!

Những chủ đích được xác định khi chọn tên thương hiệu phải là những chủ đích có cơ sở và phải được phân tích dựa trên “customer insight” (thấu hiểu khách hàng), tức thấu hiểu nhu cầu đích thực của khách hàng, chứ không nên là một chủ đích tùy tiện. Nếu không phải là một chủ đích (có cơ sở) mà doanh nghiệp chọn một cái tên hoặc logo quá đặc thù, quá “chật chội” cho sản phẩm, dịch vụ của mình thì doanh nghiệp sẽ tự trói mình để rồi về sau có thể phải hối tiếc!

Theo Nguyễn Hữu Long

Doanh nhân Sài Gòn

Doanh nhân và lời khuyên: Khi đối mặt với những thứ điên rồ, hãy “biến” sự tức giận thành sức mạnh

Ai cũng hiểu rằng sự giận dữ có thể gây ảnh hưởng xấu đến công việc. Song, nếu biết tận dụng đúng cách, bạn sẽ không ngờ đến thứ sức mạnh không tưởng mình đang nắm trong tay đâu.

 gian-du-1-1484879582309-1484880605610-crop-1484880633405.jpg

Tôi không phải một người dễ bực bội. Thực tế, trong bất cứ vấn đề gì, tôi thường có xu hướng trở nên kiên nhẫn và biết điều hơn.

Tôi luôn cố gắng để tiếp xúc với mọi người và nhìn nhận ra điểm tốt của họ. Nhưng cũng chính vì thế mà tôi chẳng thể hiểu điều gì đã tác động đến thái độ hay hành vi của đối phương nữa.

Tuy nhiên, lúc tôi giận mới là lúc tôi nóng tính nhất. Thay vì bực lên là lại động tay động chân hay mạnh miệng chửi bới, tôi thường nén cơn thịnh nộ lại. Và cứ thế cho đến khi “giọt nước tràn ly”, sự phẫn uất mới chính thức bùng nổ, tôi sẽ hành động dữ dội theo cảm tính. Giống như một nhà thơ, nhà biên kịch Anh của thế kỷ 17 đã từng nói vậy: “Hãy coi chừng sự tức giận của một người đàn ông kiên nhẫn”.

Số lần tôi thực sự giận dữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi khá tự hào về điều đó, bởi trên cương vị là một doanh nhân, tôi thường xuyên phải đối mặt với những thứ điên rồ khiến cuộc sống tôi đảo lộn.

Thế nhưng, ngay lúc này đây, đã lâu rồi tôi không phẫn nộ đến thế. Câu chuyện của tôi rất phức tạp và đầy biến động.

Vài người bạn cùng các cố vấn thân cận nhất đã thúc giục tôi phải trả đũa. Thực tế, trong khoảng thời gian dài, tôi đã luôn chứa đựng một nghĩ suy. Tôi tưởng tượng ra hình ảnh mình trút giận lên “hung thủ” và khiến anh ta đau đớn. Tôi tưởng tượng ra cảm giác thỏa mãn, thấy bản thân như một biểu tượng của công lý và tự cho rằng mình sẽ cứu đỡ những nạn nhân tương tự. Và thậm chí, tôi còn tưởng tượng ra hàng loạt các phương tiện cùng vô vàn động cơ để gửi một quả ngư lôi tới đối thủ theo cái cách mà anh ta chẳng thể ngờ.

Song, tôi đã không làm thế.

Thay vào đó, tôi trở về thực tế và trăn trở rất nhiều về vấn đề này. Sau vài giờ, tôi đã đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên. Việc bực tức sẽ chẳng có ích lợi gì. Thật ra, nó còn có thể khiến câu chuyện kết thúc chẳng như tôi mong đợi.

Với cách nhìn nhận đó, tôi chọn cách tái tập trung vào cơn giận và biến nó thành sức mạnh của mình.

photo-0-1484880599122.jpg

Với cách nhìn nhận đó, tôi chọn cách tái tập trung vào cơn giận và biến nó thành sức mạnh của mình.

Tận dụng nó để chinh phục nỗi sợ hãi tiềm ẩn

Câu hỏi đầu tiên nảy ra trong đầu tôi chính là: “Tại sao bản thân lại tức tối đến thế?”. Đương nhiên, tôi biết hoàn cảnh đã đưa đẩy mình đến bước đường cùng. Thế nhưng, vì sao tôi lại để cơn bực bội chiếm đoạt hết cảm xúc?

Tôi tin sự tức giận chỉ là một nỗi sợ hãi ngụy trang mà có thể dẫn con người ta vào con hẻm tăm tối.

Tôi hiểu trong trường hợp này, sự giận dữ của tôi được bắt nguồn từ nỗi sợ thất bại. Chỉ khi mọi thứ đi quá xa, tôi mới nhận ra rằng mình đang lạc lối. Tôi còn chẳng muốn thừa nhận điều đó với đối tác, bạn bè hay những người ủng hộ mình. Cơn thịnh nộ của tôi đơn giản chỉ là một phản ứng bản năng trước một tình huống bất hạnh. Bằng cách tức giận, tôi đã tự cho mình cái quyền chối bỏ trách nhiệm và trốn tránh sự thật trớ trêu.

Hít một hơi thật sâu, tôi cố bình tĩnh trở lại, tìm cách xác định và chinh phục sự sợ hãi mà mình đang bị chi phối. Dù sao, chúng ta ai cũng sẽ có lúc trở nên ngu ngốc hay mắc sai lầm. Bằng sự tức giận, tôi có thể gọi tên được nỗi sợ rồi sau đó dần dần khắc phục cũng như cải thiện chúng, tức là tôi đã nắm trong tay chìa khóa để giải quyết vấn đề rồi.

Biến cơn giận thành động lực cho sự sáng tạophương hướng giải quyết

Rõ ràng, việc thừa nhận nguyên nhân khiến bạn thiếu kiểm soát ứng xử cũng chẳng thể bào chữa cho sơ suất mà bạn gây ra. Thay vào đó, sự thừa nhận ấy chỉ đơn thuần lấn át đi sức mạnh của bạn.

Nỗi tức giận, khi được chú trọng đúng mức, có thể trở thành một động lực mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn củng cố quyết tâm, đồng thời vượt qua những trở ngại và tạo cho bạn một tính cách “sỏi đá” hơn.

Lời khuyên của tôi cho các doanh nhân nói riêng và cho mọi người nói chung là hãy biến cơn thịnh nộ của mình thành một thứ gì đó thật tích cực và sáng tạo, giống như điều mà tôi đã áp dụng trong chính tình huống của mình.

Sử dụng sự tức giận để lôi kéo đám đông

Ức chế là một cảm xúc phổ quát mà bạn có thể dựa vào yếu tố này để tìm sự đồng cảm cũng như ủng hộ của khá nhiều người.

Thay vì chỉ nhìn vào tình hình một cách đơn giản, chúng tôi đã lợi dụng cảm giác “phẫn nộ” để tập hợp lại tất cả các nguồn lực đáng kể. Sự giận dữ đã kết nối chúng tôi và cho chúng tôi một mục tiêu chung, đồng thời có cơ hội khắc phục lại những lỗi lầm sai trái.

Vấn đề ở đây không phải là việc trả thù mà là hãy cùng nỗ lực, phấn đấu như một đội tiên phong. Tức giận không phải lúc nào cũng xấu, thậm chí trong trường hợp này, nó còn như một tia sáng lóe lên trong bóng tối đui mù vậy.

Tức giận cũng ổn thôi. Thực tế, bạn cần tức giận để có được những trải nghiệm. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát thì cơn phẫn nộ có thể hủy hoại chính bản thân bạn đấy. Những gì bạn cho là tốt hơn hóa ra lại có thể phản tác dụng và khiến mọi thứ trở nên tồi tệ.

Tóm lại, các doanh nghiệp cần tìm cách để biến sự tức giận trở thành lợi thế của mình. Ngoài việc chinh phục nỗi sợ hay trở thành sự sáng tạo thì cơn giận dữ cũng có thể là một nền tảng cho sức mạnh đồng minh mạnh mẽ.

Theo Nguyễn Linh

Trí thức trẻ/Forbes

Vì sao bạn quản lý thời gian không hiệu quả?

Rất có thể bạn từng được học về quản lý thời gian, đọc thấy chúng trong sách hay sử dụng những bản kế hoạch điện tử hay trên giấy để tổ chức, sắp xếp một ngày làm việc. Có thể bạn tự hỏi: Tại sao với những kiến thức và tiện ích có sẵn, tôi lại vẫn không làm được những gì mình cần?

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102444-quan-ly-thoi-gian-doanhnhansaigon.jpg

Câu trả lời rất đơn giản. Những thứ bạn từng học về quản lý thời gian hoàn toàn phí thời gian vì chúng không hiệu quả.

Trước khi có thể bắt đầu quản lý thời gian, bạn phải học thời gian là gì. Một cuốn từ điển đã từng định nghĩa thời gian là “một điểm hoặc một khoảng mà mọi thứ xảy ra”.

Có 2 loại thời gian: thời gian đồng hồ và thời gian thực. Trong thời gian đồng hồ, có 60 giây trong một phút, 60 phút trong một giờ, 24 giờ trong một ngày và 365 ngày trong một năm. Tất cả thời gian trôi qua như nhau. Khi ai đó bước sang tuổi 50 thì họ chính xác 50 tuổi, không hơn không kém.

Trong thời gian thực, tất cả đều là tương đối. Thời gian trôi nhanh hay ngưng trệ phụ thuộc vào những gì bạn đang làm. Hai giờ chờ đợi thôi nhưng bạn cảm giác như 12 năm. Một đứa trẻ 12 tuổi dường như trưởng thành hơn chỉ trong 2 giờ.

Vậy thời gian thực hay thời gian đồng hồ mô tả chính xác thế giới mà bạn sống?

Lý do mà các hệ thống và tiện ích quản lý thời gian không đem lại hiệu quả bởi chúng được thiết kế để quản lý thời gian đồng hồ. Tuy nhiên, bạn không sống trong thời gian đồng hồ mà là thời gian thực.

Chỉ có 3 thứ tiêu tốn thời gian: suy nghĩ, trò chuyện và hành động. Dù cho bạn sở hữu loại hình kinh doanh nào thì công việc của bạn cũng nằm trong 3 mục đó.

Nếu biết quản lý thời gian thực, chắc hẳn bạn sẽ thành công. Hãy thực hành những kỹ thuật sau để có thể làm chủ thời gian của mình:

1. Mang theo một cuốn sổ và ghi chép lại tất cả suy nghĩ, cuộc trò chuyện và hoạt động trong một tuần.

Điều này sẽ giúp bạn biết được bạn làm gì trong một ngày và thời gian quý báu của bạn đi về đâu. Bạn sẽ thấy bao nhiêu thời gian tạo ra kết quả và bao nhiêu thời gian mà bạn lãng phí vào những suy nghĩ và hành động vô ích.

2. Bất cứ hoạt động hay trò chuyện quan trọng đều cần có thời gian ấn định cho chúng. Danh sách công việc cần làm sẽ ngày càng dài nếu chúng không khả thi.

Lúc này hãy dùng sổ lên lịch hẹn. Hãy sắp xếp lịch hẹn với chính mình và tạo ra những khoảng thời gian cho những suy nghĩ, cuộc trò chuyện và hành động cần được ưu tiên cao.

Xếp lịch theo thời gian bắt đầu và kết thúc. Nhất định phải tuân thủ những cuộc hẹn này.

3. Dành ít nhất 50% thời gian cho những suy nghĩ, hành động… mang lại lợi ích cho bạn.

4. Sắp xếp lịch cho thời gian gián đoạn. Lên kế hoạch nghỉ ngơi, “tránh xa” những việc bạn đang làm.

5. Dành ít nhất 30 phút buổi sáng để lên kế hoạch cho cả ngày. Đừng bắt đầu ngày mới mà chưa hoàn thành kế hoạch thời gian.

Thời gian quan trọng nhất trong ngày chính là thời gian bạn sắp xếp thời gian cho các hoạt động.

6. Dành 5 phút trước mỗi cuộc gọi hay công việc để lựa chọn kết quả bạn muốn đạt được. Điều này giúp bạn hình dung thành công sẽ như thế nào trước khi bạn bắt đầu. Sau đó hãy dành 5 phút sau mỗi cuộc gọi và hoạt động để xem xét kết quả bạn đạt được và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

7. Đặt trạng thái “Không làm phiền” khi bạn cần tập trung hoàn toàn để làm gì đó.

8. Đừng trả lời mail ngay lập tức chỉ vì có thông báo. Hãy ngắt tin nhắn trực tiếp. Đừng để những thứ không quan trọng ảnh hưởng đến thời gian tập trung làm việc.

Thay vào đó, hãy sắp xếp thời gian để trả lời email và tin nhắn.

9. Chặn những ứng dụng gây mất tập trung như Facebook và các mạng xã hội khác, trừ khi đó là công cụ giúp ích cho hoạt động kinh doanh của bạn.

10. Hãy luôn nhớ rằng hoàn thành tất cả mọi việc là điều không thể. Cũng nên nhớ rằng 20% suy nghĩ, trò chuyện và hành động sẽ tạo ra 80% thành quả của bạn.

Nguồn: Trí Thức Trẻ

Bài học tiếp thị từ anh chủ quán mì: Nói nghìn lần cũng không bằng xem 1 lần!

Trong vô số những sản phẩm giống nhau, phải làm cách nào để cải thiện sản phẩm của mình, quảng cáo ra sao để đạt hiệu quả bán hàng tốt nhất?

bangkok-48-1484736516647-crop-1484736522088.jpg

Ảnh minh họa

Hàng thật giá thật luôn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá việc kinh doanh, nhưng nhiều khi hàng thật giá thật lại không dễ bán. Nếu vậy thì còn cần gì đến bí quyết kinh doanh nữa. Sản phẩm tốt cũng cần có bao bì đẹp, phương thức bán hàng đúng đắn mới có hiệu quả cao.

Ví dụ, cùng là trứng gà quê, không khác nhau về thành phần dinh dưỡng nhưng rõ ràng trứng vịt xanh vẫn bán chạy hơn và đắt hơn. Vậy trong vô số những sản phẩm giống nhau, phải làm cách nào để cải thiện sản phẩm của mình, đạt hiệu quả bán hàng tốt nhất?


Vậy là cuối cùng tiệm mì của Lí cũng khai trương, anh cũng là một trong những công nhân bị buộc thôi việc vươn lên làm ông chủ nhỏ. Tuy ngày nào cũng phải dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị làm hàng, công việc rất vất vả nhưng buổi tối, khi ngồi trên giường đếm những tờ tiền kiếm được, rồi phân loại mệnh giá nào ra mệnh giá đấy, Lí không khỏi cảm thấy phấn khởi.

Quán của Lí chủ yếu phục vụ món mì gà, mỗi ngày chuẩn bị khoảng 10 con gà là đủ. Từ 3 giờ sáng, Lí đã phải dậy đun nước dùng, khoảng 3 tiếng sau, Lí vớt thịt và xương gà ra, xé nhỏ để làm các món ăn kèm. Nhờ làm ăn trung thực, dùng gà ngon để làm hàng nên món mì của Lí rất ngon, việc buôn bán nhờ vậy khá phát đạt.

Nhưng dạo gần đây, các quán lân cận thấy Lí làm ăn khấm khá thì cũng lũ lượt làm theo, khiến việc buôn bán của anh bỗng nhiên ế ẩm hẳn. Lí vốn là người rất cẩn thận, sau một thời gian quan sát, anh thấy các quán xung quanh bán mì với giá rẻ hơn hẳn. Tại sao cùng là mì gà, nấu từ xương và thịt gà mà giá cả lại chênh lệch nhiều như vậy?

Khoảng nửa tháng sau, Lí đã tìm ra đáp án, thì ra các tiệm xung quanh đều mua xương và thịt gà thừa ở chợ về nấu. Đó đều là phần thịt thừa, ế không bán được, giá cả rẻ hơn nhiều so với thịt gà loại ngon. Thêm vào nồi nước dùng mấy khúc xương lợn, trước khi bán thì cho thêm một ít bột canh gà, thế là thành mì gà chất lượng cao ngay. Tuy hương vị có kém hơn một chút nhưng cũng không rõ rệt lắm, nhất là khi gia giảm thêm hành, ớt. Trừ phi cho quá nhiều bột canh gà thì thực khách mới có cảm giác khô miệng sau khi ăn.

Vậy là Lí đã gặp phải một vấn đề nan giải: Quán của mình vừa mới khai trương, còn chưa có nhiều khách, nếu bây giờ các tiệm xung quanh đều bắt chước làm theo thì làm gì còn ưu thế nữa. Đồng thời, mì của mình được nấu từ thịt và xương gà ngon, chắc chắn là đắt hơn mì của những quán khác, giá bán cao hơn chắc chắn sẽ gặp nhiều bất lợi. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì quán mì vừa mới khai trương đã có nguy cơ bị đóng cửa.

Nếu nói với khách hàng nước dùng của mình mới là thật, còn của các quán khác quanh đây đều là giả thì sao nhỉ? Không được, cùng là người làm ăn, nếu mình vạch trần điểm yếu của người khác, chọc giận họ thì chắc chắn không thể tồn tại một cách dễ dàng, tốt nhất vẫn nên giữ hòa khí.

Vậy nếu mình cũng làm giống họ, tiết kiệm chi phí, cũng dùng chân gà, đầu gà thải loại nấu nước dùng thì sao nhỉ? Cách này cũng không được, quán người ta kinh doanh ăn uống đã nhiều năm rồi nên đã có những khách hàng thân quen. Còn quán của mình mới khai trương, không thể có nhiều khách bằng họ được. Nếu khẩu vị món ăn cũng giống nhau thì làm sao khấm khá nổi?

Lí bèn tìm tới xin ý kiến của Kiện – một người anh họ. Cách đây ít lâu, nghe nói việc làm ăn của Lí rất khá, không cần phải lo vấn đề cơm ăn áo mặc nữa, Kiện cảm thấy mừng thay cho cậu em mình. Vừa thấy Lí đến, còn chưa kịp bắt khao một bữa thì anh đã thấy Lí nhăn nhó than thở.

Nghe Lí trình bày hoàn cảnh, Kiện nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

Cậu Lí này, vấn đề lớn nhất hiện nay của cậu là không thể cho khách hàng chứng kiến tận mắt nước dùng của cửa hàng cậu được chế biến từ nguyên liệu thật. Ai kinh doanh chẳng nói sản phẩm của mình có chất lượng tốt, khách hàng nghe mãi cũng nhàm, họ chưa chắc đã tin. Lúc này, nếu để họ nhìn thấy tận mắt thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Cậu có thể làm thử, mỗi ngày dậy từ 3 giờ sáng nấu nước dùng, khoảng 6 giờ thì mở cửa, lúc đó nước dùng đã nấu xong rồi. Cậu cứ để nguyên nước dùng trong nồi lớn, để ở vị trí bắt mắt nhất ngay trước cửa quán, mùi thơm lan tỏa chính là cách quảng cáo tốt nhất. Khi khách yêu cầu lấy thêm thịt, cậu hãy lấy nguyên một con gà trong nồi ra, thái ngay trước mặt khách, chặt hết con này lại lấy con khác ra.

Khi khách hàng yêu cầu thêm nước dùng, cậu hãy múc ngay từ nồi chan vào bát của họ. Cậu nói xem, khách hàng được tận mắt nhìn thấy thịt gà được lấy từ trong nồi ra, nước dùng được chan vào từng bát thì chẳng lẽ không biết đó là hàng thật. Vấn đề của cậu chẳng phải đã được giải quyết rồi hay sao?

Lí vỗ tay vào đùi, reo lên:

– Đúng vậy, em đúng là đồ ngốc, rõ ràng là mình nấu gà thật, vậy mà lại không chế biến ngay trước mặt khách để họ được tận mắt chứng kiến. Khách hàng có thể nhìn thấy từng thao tác của chủ quán, tất nhiên sẽ yên tâm hơn, còn những tiệm khác dùng gà thải có muốn học theo thì cũng không học được.

Việc Lí đặt nồi nước dùng lớn trước cửa quán đã trở thành một nét đặc trưng, những người qua đường hiếu kì thường dừng lại xem thế nào, lập tức liền bị mùi thơm ngậy của nước dùng níu kéo ở lại, bèn vào quán ăn thử một bát mì.

Bài học tâm đắc

Hình thức bán hàng trải nghiệm thực ra đã có từ lâu, nhưng thực tế lại không có hiệu quả lắm. Đặt biển quảng cáo không bằng quảng cáo trên truyền hình, chính là do màn hình tivi nhiều màu sắc có thể thu hút ánh nhìn của khán giả, lại còn có thể tác động đến cảm nhận của họ nữa.

Đồng thời những hình ảnh chuyển động cũng sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn những hình ảnh tĩnh. Nhưng quảng cáo trên tivi lại không hiệu quả bằng quảng cáo trải nghiệm. Quảng cáo trải nghiệm là một hình thức kinh doanh tương tác, khi khách hàng càng được tham gia nhiều vào quá trình làm sản phẩm thì mức độ tán thưởng của họ càng cao hơn.

Chính vì thế, chúng ta thường thấy ở các siêu thị, các trung tâm mua sắm, mỗi khi có hoạt động quảng cáo nào đó thì doanh nghiệp thường cho khách hàng dùng thử sản phẩm của mình.

Nói nghìn lần không bằng xem một lần, xem người khác làm nghìn lần không bằng tự tay làm một lần. Đặc biệt là khi sở hữu những sản phẩm giống nhau và trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bạn đừng quên nhờ đến hình thức bán hàng trải nghiệm.

Thông thường, việc này phải tiến hành trước khi khách hàng mở hầu bao mua hàng, phải để cho khách hàng trải nghiệm được ưu thế mà những sản phẩm khác không thể có được, có như vậy mới tạo được tâm lí “tiêu dùng an toàn” cho họ.

* Trích nội dung trong cuốn “Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ”, tác giả Lão Mạc.

Bảo Dương

Theo Trí Thức Trẻ

Startup GO-IXE: Trợ thủ mới của taxi truyền thống

Sau hai tuần gửi dự án kêu gọi đầu tư, GO-IXE đã nhận được khoản tài trợ truyền thông trị giá 40.000USD từ Facebook, mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Hiện GO-IXE đã kết nối hơn 10.000 người tham gia với hơn 500 xe đăng ký… 

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102367-go-ixe-doanhnhansaigon.jpg

Từ cuộc đối đầu không cân sức

Năm ngoái, Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) đã đầu tư khoảng 3 triệu USD phí thiết bị ban đầu cho hệ thống ứng dụng gọi xe Vinasun Taxi, bao gồm server, hệ thống thiết bị định vị GPS và máy tính bảng, với tổng chi phí thuê bao 3G hằng tháng gần 100 ngàn USD, nhưng không thành công như mong đợi.

Nguyên nhân, theo Trí là: “Vài triệu USD có thể là khoản tiền đầu tư lớn với một doanh nghiệp vận tải nội địa, nhưng không là gì so với một công ty startup công nghệ sừng sỏ sở hữu nguồn đầu tư dồi dào. Với tiềm lực tài chính mạnh, khoảng 69 tỷ USD, Uber gần như là một người khổng lồ không có đối thủ trong lĩnh vực kết nối trên nền tảng công nghệ”.

Cũng theo Trí, đây là cuộc đối đầu không cân sức giữa các hãng taxi truyền thống với một hãng công nghệ hàng đầu thế giới. Về bản chất, Uber và Grab là những công ty phần mềm trung gian. Họ không phải đầu tư vào xe cộ và con người cũng như các khoản chi phí thông thường mà một doanh nghiệp vận tải phải bỏ ra, mà chỉ tập trung đầu tư cho công nghệ, dịch vụ kết nối nên dễ dàng đưa ra được mức giá rẻ.

Trong khi đó, Vinasun cũng như một số tên tuổi taxi truyền thống là những hãng vận tải, phải đầu tư cùng lúc cho xe, tài xế, công nghệ thì chắc chắn không thể có được mức giá cạnh tranh. Kết quả là ngày càng có nhiều người dùng chọn Uber và Grab thay vì taxi truyền thống như trước đây.

Chính vì thế cần phải có một ứng dụng công nghệ địa phương để có thể tạo ra thế cạnh tranh tương ứng với Uber. Và Hàng Bá Trí đã lập ra GO-IXE, tên gọi của ứng dụng gọi xe của riêng người Việt, với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trong nước trước sự thâm nhập của doanh nghiệp nước ngoài.

Tương lai, sau những đợt giảm giá liên tiếp của Uber, Grab, một số hãng taxi truyền thống sẽ biến mất do không thể cầm cự sau khi liên tiếp rơi vào tình cảnh thua lỗ. Tiếp đến là hiện tượng tăng cước phí. Hiện nay, giá cước Uber giờ cao điểm đã tăng gấp 3 lần giá thông thường, Bá Trí cho biết.

Tham vọng toàn cầu hóa

Hàng Bá Trí sinh năm 1984 tại Bến Tre và theo học ngành công nghệ thông tin tại Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, năm 2006, anh vào làm việc tại một công ty Nhật Bản. Từ khi còn là sinh viên, Hàng Bá Trí đã có ý tưởng tạo ra nhiều ứng dụng trên điện thoại di động, iPad và máy tính, đặc biệt là tính năng gọi xe trên hệ điều hành Android và lập kế hoạch hoàn thiện nó sớm nhất.

Tuy vậy, sau khi ra trường anh vẫn tiếp tục làm việc hơn 10 năm trong lĩnh vực phần mềm, từ vị trí nhân viên đến quản lý sản phẩm. Sau khi tích lũy được kha khá kinh nghiệm, kỹ năng và tài chính, Hàng Bá Trí bắt tay vào thực hiện dự án khởi nghiệp mà anh ấp ủ từ lâu. Đầu năm 2016, Trí nghỉ việc để thành lập Công ty CP Công nghệ GO-IXE.

Doanh nghiệp taxi, cho thuê xe tự lái, doanh nghiệp vận tải có thể sử dụng hệ thống GO-IXE cho việc tiếp cận, kết nối với khách hàng mà không phải xây dựng ứng dụng riêng. Để phát triển, Trí cho biết, Công ty sẽ tập trung vào giá trị cốt lõi của sản phẩm: phần mềm phải phát triển theo hướng giảm chi phí thấp nhất cho khách hàng, doanh nghiệp ấy vẫn giữ được thương hiệu khi hợp tác với GO-IXE.

Sau gần một năm ra mắt, hiện GO-IXE đã kết nối hơn 10.000 người tham gia với hơn 500 xe đăng ký, tốc độ tăng trưởng người dùng hằng tháng đạt gần 40%. Với những thành quả này, một số hãng taxi đã cùng tham gia với GO-IXE và Hàng Bá Trí cũng đã có thêm những cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư để gọi vốn.

Tuy vậy, để cạnh tranh trong giai đoạn đầu, GO-IXE tiếp tục thực hiện miễn phí phí dịch vụ nhằm thu hút khách và tài xế – chủ sở hữu xe. Mức chiết khấu dao động từ 8 – 10%. Giá cước được phần mềm tính tự động 11.000 đồng đối với 2km đầu và 3.600 đồng đối với km tiếp theo.

Hàng Bá Trí cho biết, GO-IXE ngay từ khi ra đời đã đặt mục tiêu phát triển ra ngoài Việt Nam. Ứng dụng được xây dựng để có thể triển khai ở bất cứ quốc gia nào có sự hiện diện của Uber hay Grab. Chính vì vậy, sau hai tuần gửi dự án kêu gọi đầu tư, GO-IXE đã nhận được khoản tài trợ truyền thông trị giá 40.000USD từ Facebook, mạng xã hội lớn nhất hiện nay.

Trước đó, GO-IXE đã lọt vào top 18 startup Việt tiêu biểu năm 2016, nhận phần thưởng trị giá 100 triệu đồng do báo Vnexpress tài trợ. GO-IXE cũng là một trong số ít dự án startup được vào vòng gọi vốn của Shark Tank, một phiên bản của chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp nổi tiếng của Mỹ, tại Việt Nam.

PHẠM THỦY

TGĐ Homag Việt Nam: Ngăn nắp, chu đáo là tiết kiệm thời gian

Còn khá trẻ và sống gần 30 năm tại Cộng hòa Liên bang Đức, ông Hà Văn Toàn trở về nước với nhiệm vụ “định vị” một thương hiệu tuổi đời gần gấp đôi tuổi mình ở thị trường Việt Nam. Tại sao một người có quốc tịch Đức từ thuở thiếu thời như ông lại chấp nhận trở về nước lập nghiệp? Cuộc trò chuyện sau đây chắc hẳn hé lộ vài điều thú vị về “thắc mắc” ấy… 

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102372-tro-chuyen-out.jpg

– Tôi quê ở Bình Định, sang Đức năm 7 tuổi. Sau khi học hết đại học, tôi làm việc cho một công ty chuyên về mũi khoan kim loại. Có một may mắn là tôi sống cùng hai người bác vốn là giáo viên khi còn ở Việt Nam, vì vậy được dạy tiếng Việt từ lúc nhỏ. Rất nhiều người khi nói chuyện với tôi không hề nghĩ tôi là Việt kiều vì tôi nói tiếng Việt rất sõi với chất giọng Sài Gòn.

Là người Việt sống ở Đức, tôi có hiểu biết nhất định về văn hóa cũng như môi trường sống giữa hai nước. Cách đây 6 năm tôi bắt đầu có ý định trở về nước vì nhận thấy kinh tế Việt Nam ngày càng khá lên với một thị trường vô cùng năng động. Trong thâm tâm tôi chỉ mong muốn được làm việc cho một công ty Đức ở Việt Nam, vì tôi nói được tiếng Đức lẫn tiếng Việt, lại hiểu cả hai đất nước.

Thời điểm đó, Homag chuẩn bị mở văn phòng tại Việt Nam, có nhu cầu tìm một người đáp ứng những tiêu chuẩn ấy. Tôi cũng cảm thấy hào hứng với cơ hội được “đặt một cột mốc” của Homag tại thị trường Việt Nam. Hai bên đã gặp nhau và tôi gắn bó với Homag từ đó đến nay.

* Ở vào cảnh “chân ướt chân ráo” như vậy, ông đã làm gì để định vị thương hiệu Homag tại Việt Nam?

– Máy móc, thiết bị chế biến gỗ ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu nước ngoài. Mình vào sau đương nhiên gặp phải nhiều thách thức. Thuận lợi cho tôi là Homag vốn là một thương hiệu lớn, uy tín lâu năm về máy móc, thiết bị cho ngành chế biến gỗ mà ai cũng biết. Nhắc đến gỗ là nhắc đến Homag như nhắc đến xe là nhớ đến Mercedes -Benz, Porsche vậy.

Nhưng khó ở chỗ dù rất muốn mua máy Homag nhưng các doanh nghiệp trong nước lại không biết mua ở đâu, khi trục trặc không biết sửa ở chỗ nào, muốn phàn nàn cũng không biết tìm ai. Nhưng từ khi biết ở Việt Nam đã có Homag với đội ngũ tư vấn trực tiếp, sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hãng thì doanh nghiệp yên tâm và tìm đến với Homag ngày càng nhiều.

Làm việc ở đâu cũng có những rào cản. Ban đầu khó nhất là tôi chưa quen với cách thức thảo luận và thương thuyết trong giao dịch tại Việt Nam. Tôi chọn cách đến gần và cởi mở với khách hàng để hiểu họ. Ngược lại, càng ngày khách hàng càng hiểu chúng tôi đang có cái gì để họ tin tưởng. Trong kinh doanh, khi doanh nghiệp và khách hàng tin tưởng nhau thì mọi thứ đều thuận lợi.

* Có những bài học nào từ Đức để ông áp dụng vào Việt Nam, và ngược lại?

– Người Đức làm gì là đâu ra đó. Tính kỷ luật trong công việc của họ rất cao, năng suất lao động luôn đảm bảo. Một ví dụ nhỏ là chuyện đúng giờ, rất ít khi họ đến trễ trong một cuộc hẹn. Họ cũng có sự chính xác trong công việc như là một phẩm chất nổi trội. Đức có rất nhiều thành tựu về khoa học, kỹ thuật tôi nghĩ cũng một phần do những đặc tính đó. Họ rất mạnh về chế tạo máy móc, dụng cụ cơ khí.

Thời gian đầu về Việt Nam, thú thực tôi hơi khó chịu vì thói quen không đúng giờ của nhiều người, nhưng dần dần… cũng quen. Tôi thích thành ngữ “Nhập gia tùy tục” của người Việt. Sống ở đâu thì phải theo đó. Một cá nhân không thể bắt tập thể phải theo mình. Nếu hiểu được đúng ý nghĩa của câu nói đó, thả vào đâu mình cũng hòa nhập được. Môi trường kinh doanh cũng vậy, làm ăn ở đâu thì phải theo thói quen và luật lệ chung ở đó. Ở Việt Nam thích nhất là sự thoải mái và đồ ăn ngon.

* Sau 6 năm có mặt tại Việt Nam, ông có hài lòng với những kết quả có được?

– Tôi nhớ khi có mặt tại Việt Nam vào tháng 5/2010, trong năm đầu tiên chúng tôi chỉ bán được vỏn vẹn ba máy. Hiện tại, trung bình mỗi năm chúng tôi bán được hơn 30 máy. Đó là một kết quả khả quan. Sự có mặt “chính danh” của Homag đã góp phần tạo sự an tâm cho doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam. Sự phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian đó cũng giúp chúng tôi tìm được nhiều khách hàng hơn.

* Còn điều gì khác ngoài yếu tố thương hiệu để làm nên thế mạnh của Homag, thưa ông?

– Ngoài thương hiệu, giá trị mà chúng tôi tự hào là cung cấp giải pháp cho khách hàng. Homag không cung cấp chỉ một chiếc máy mà còn bán cả giải pháp sản xuất. Chúng tôi luôn hỏi khách hàng cần gì, gặp vấn đề gì cần giúp. Ví dụ doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân công nhưng vẫn giữ được năng suất, chúng tôi tổ chức một bộ phận tư vấn để khảo sát và đưa ra giải pháp, cách thức sắp xếp nhân sự, đầu tư máy móc. Homag còn có ưu thế phần mềm kết nối thông minh giữa máy móc cho từng công đoạn làm ra sản phẩm.

* Yếu tố công nghệ đóng vai trò như thế nào trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm?

– Đòi hỏi của khách hàng với đồ gỗ ngày càng cao. Qua internet, họ có thể so sánh, đánh giá về mẫu mã, độ hoàn hảo và chất lượng giữa các sản phẩm, giữa sản phẩm của doanh nghiệp trong nước với nước ngoài. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nhất là khi phải cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Công nghệ sản xuất là chìa khóa giải quyết áp lực này và nó chiếm hơn 50% sự thành bại của một sản phẩm. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể trang bị những thiết bị hiện đại.

Ngành chế biến gỗ trên thế giới từ lâu đã nhận ra sự quan trọng của thiết bị, máy móc để tăng năng suất, giảm chi phí nhân công, nhất là độ chính xác và thẩm mỹ. Tôi có tìm hiểu ở nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ châu Âu, khoản chi phí mà nhà sản xuất đổ vào công nghệ là rất cao, lại luôn được ưu tiên hàng đầu.

Nhiều năm làm việc với các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, tôi nhận thấy có nhiều nơi vẫn “cam chịu” với máy móc cũ nên chỉ đáp ứng được mức độ nhất định về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến họ gặp nhiều bất lợi trước những doanh nghiệp được trang bị tốt về công nghệ luôn có ưu thế về mẫu mã, chi phí nhân công, thời gian giao hàng, giá và chất lượng sản phẩm. Nhất là những sản phẩm từ châu Âu.

* Theo ông, để cạnh tranh thắng lợi, các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam cần ưu tiên phát triển công nghệ hay thiết kế?

– Không có máy móc nào làm được hết các bản vẽ nhưng nó sẽ cho người chủ biết có thể làm được những gì. Tôi nghĩ công nghệ có vị trí quan trọng hơn. Bất kể anh vẽ đẹp đến mấy, thiết kế hoàn hảo ra sao mà không có công nghệ, máy móc đáp ứng được bản thiết kế đó thì cũng như không.

* Để đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường, ngành chế biến gỗ phải làm những gì?

– Trước đây chúng tôi nhận thấy thế mạnh của thị trường Việt Nam là chế biến đồ gỗ, sau đó nhiều doanh nghiệp tập trung sản xuất ván để kịp với sự phát triển của thị trường bất động sản, nhất là chung cư, căn hộ cao cấp. Homag tập trung phát triển mạnh về dịch vụ chứ không chỉ bán máy móc đơn thuần để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Khi quyết định đổi mới công nghệ, khách hàng phải biết mình muốn gì, khả năng đến đâu. Giai đoạn chuẩn bị là rất quan trọng với một doanh nghiệp. Người Đức có một câu thành ngữ, dịch sang tiếng Việt đại ý là “Sự ngăn nắp và chu đáo sẽ tiết kiệm được một nửa thời gian”. Nghĩa là sự chuẩn bị nghiêm túc và kỷ luật trong công việc sẽ giúp mình không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm giải pháp khắc phục sai sót có thể xảy ra. Chúng tôi làm việc với tinh thần đó.

* Nghe ông nói như vậy, có thể thấy chuyến trở về Việt Nam lần này của ông không hẳn là vì công việc…

– Tôi rất muốn trở về quê hương. Việt Nam có rất nhiều thứ níu kéo tôi. Ở đây tôi có tuổi thơ, bạn bè, gia đình. Ông bà mình có câu “Lá rụng về cội”. Sự ra đi nào cũng là bước chuẩn bị cho cuộc trở về. Còn với tư cách doanh nhân, cũng phải tùy thuộc vào tính chất công việc, hoàn cảnh gia đình mà mình có sự cân nhắc về môi trường sống.

Người Đức rất kỷ luật, tôi học rất nhiều từ phẩm chất đó. Nhưng về Việt Nam tôi làm việc rất thoải mái, không phải lúc nào cũng nguyên tắc quá mức đến khô khan, không phải cái máy cứ bấm nút đến giờ làm, giờ về. Càng ngày công việc càng bận rộn, khách hàng nhiều hơn nên thời gian của tôi tùy thuộc vào các cuộc hẹn với họ. Có khi 9 – 10 giờ sáng tôi vẫn thoải mái uống cà phê với khách, cũng có lúc không nghỉ cả ngày chủ nhật…

Tôi thích tự mình tiếp xúc với khách hàng để hiểu họ và thị trường. Ở Việt Nam có những điều mà mình và khách hàng hiểu nhau hơn nhờ những lúc ngoài công việc, có thể là một lúc tán gẫu lại mang đến kết quả công việc rất tốt. Dần dần, tôi thích nghi được với thời gian uyển chuyển. Tôi nghĩ, sự linh hoạt cũng là một phẩm chất và triết lý trong kinh doanh. Như đã nói, ngoài sản phẩm, chúng tôi đặt mạnh dịch vụ đi kèm, vì vậy phải phục vụ khách hàng bằng chính sự linh hoạt đó.

* Nhiều doanh nhân Việt kiều khi trở về quê hương làm ăn thường đóng góp điều gì đó cho xã hội. Ông có sự ưu tiên nào với doanh nghiệp gỗ trong nước?

– Chúng tôi là nhà cung cấp máy móc, dịch vụ. Doanh nghiệp dùng công cụ đó để làm ra sản phẩm phục vụ xã hội. Mỗi người có một trách nhiệm, kết hợp lại thành lợi ích cho cộng đồng. Vì vậy với chúng tôi, mọi khách hàng là như nhau, không phân biệt sự hơn kém nào. Sòng phẳng kiểu tây quá mức cũng không hay nhưng xuề xòa ưu ái riêng cũng không được. Mọi thứ bình đẳng, ở cùng một mức xuất phát bao giờ cũng tốt hơn.

* Cám ơn về những chia sẻ của ông!

LẠC LÂM thực hiện

Doanh nhân Pháp thành công với du lịch team building ở Việt Nam

Nhiều lần bị công ty từ chối ý tưởng kinh doanh mới, Nicolas Plesse quyết định khởi nghiệp bằng con đường của riêng mình tại Việt Nam.

w620h405f1c1-files-articles-2017-1102321-ceo-nicolas-plesse-doanhnhansaigon.jpg

Chuyển hướng vì ý tưởng kinh doanh bị từ chối

Giống như Hàn Quốc, Việt Nam cũng đang có khá nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và vì vậy, có nhiều người nước ngoài lựa chọn Việt Nam để khởi nghiệp. Nicolas Plesse là một trong số đó.

Người đàn ông mang quốc tịch Pháp này cho biết, trước khi đến Việt Nam, ông từng làm việc tại Canada và một số nước khác. Đến năm 2006, ông quyết định chọn Việt Nam để làm việc với chức vụ giám đốc marketing cho một công ty du lịch tại Hà Nội.

“Khi đặt chân tới Việt Nam, điều đầu tiên tôi thấy đây là một đất nước sống động và đầy màu sắc. Nhưng sau một thời gian khám phá, tôi mới nhận ra rằng, để hòa nhập vào cuộc sống nơi đây sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới có thể khỏa lấp sự khác biệt quá lớn giữa văn hóa Pháp và văn hóa Việt. Cũng từ quãng thời gian đi tìm hiểu văn hóa Việt, tôi hình thành trong đầu những ý tưởng về một hình thức du lịch mà chưa doanh nghiệp nào trong nước áp dụng”, Nicolas Plesse kể.

Một trong số những khác biệt, đó là các chương trình team building cho công ty. Nicolas Plesse cho biết, ông nhận thấy những chương trình hiện nay hoàn toàn không hấp dẫn, chỉ quanh quẩn các trò vận động đơn giản, đi ăn rồi về. Dù vậy, các công ty ông từng làm đều không có ý định thay đổi nội dung. Về phần mình, Nicolas Plesse bị từ chối thẳng thừng các kế hoạch làm mới chương trình.

Năm 2014, Nicolas Plesse quyết định nghỉ việc để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình, bằng việc đưa ra những chương trình du lịch mới trên bộ khung là mô hình team building truyền thống. Để thử nghiệm chương trình, Nicolas Plesse chọn những công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, những đoàn du lịch nước ngoài tới Việt Nam để áp dụng.

“Với tour du lịch này, tôi muốn tạo ra sự gắn kết các thành viên, tạo ra một bước đột phá vượt qua rào cản ngôn ngữ cho các thành viên đến từ nhiều nước khác nhau. Tôi lựa chọn các địa điểm để tiến hành tour, nhưng không hướng tới vịnh Hạ Long, hay khu Đồng bằng sông Cửu Long”, Nicolas Plesse nói.

Chương trình được xây dựng với sự sắp xếp về khung cảnh, cùng những câu chuyện có diễn viên, nhân vật để đưa vào tour. Khách sẽ phải thực hiện chia đội, cùng đi giải mã bí mật câu chuyện đó thông qua các chỉ dẫn mà chương trình đưa vào.

Nicolas Plesse cho biết, chương trình này đã được áp dụng tại nhiều nước, nhưng ở Việt Nam thì còn mới mẻ. Tại TP.HCM, Nicolas Plesse áp dụng tour du lịch này một cách hiệu quả. Ông thuê những căn hộ tại khu chung cư cũ, xây dựng cốt truyện theo một mô típ thám tử rồi cho du khách tham gia giải mã câu chuyện đó bằng việc đặt những vật chứng ở những điểm thăm quan nổi tiếng của TP.HCM.

“Tôi nghiên cứu khá kỹ tại nhiều nước trên thế giới đang áp dụng tour dạng này, sau đó kết hợp với văn hóa của Việt Nam để tạo ra những tour du lịch khám phá vui và hiệu quả. Kết thúc tour, tôi sẽ có những báo cáo cho lãnh đạo công ty về sự năng động và các đánh khác về năng lực nhân viên của họ”, Nicolas Plesse nói.

Chiến lược mở rộng

Người Việt mở công ty kinh doanh ngay tại Việt Nam đã khó, người nước ngoài tất nhiên còn khó hơn, vì sự phức tạp của thủ tục hành chính, hệ thống luật pháp, văn hóa và chiến lược kinh doanh…

Nicolas Plesse cho biết, ông không sợ khó, sợ khổ vì đã làm kinh doanh phải biết vượt khó. Còn với các mảng luật pháp trong kinh doanh và văn hóa Việt, thì ông đã có… vợ là người Việt Nam, nên ông hoàn toàn rảnh tay để “vượt ải” mảng chiến lược kinh doanh.

Điều đầu tiên CEO này phải làm là tiếp cận khác hàng để thuyết phục. Lý lẽ thuyết phục nhất với khách hàng chính là sự khác biệt mà công ty ông có thể mang tới. Một trong những điểm nổi trội của mô hình này là sau khi kết thúc tour, nhân viên sẽ có thái độ thân thiện hơn trong giao tiếp, làm việc tốt hơn và tất nhiên, sự đoàn kết giữa các thành viên trong công ty cũng sẽ gia tăng đáng kể. “Tôi sẽ phải chứng minh cho khác hàng những điều đó, để họ thấy điểm lợi mà chúng tôi đem lại”, Nicolas Plesse nói.

Một điểm nữa mà CEO này nhận thấy đầy tiềm năng ở thị trường Việt Nam, đó là lao động Việt Nam có tính linh hoạt rất cao trong công việc. Ví dụ, tại các nước, sau 17 giờ, lao động sẽ không làm việc nữa, thì ở Việt Nam người lao động sẽ tiếp tục cho tới khi hoàn thành công việc. Một điều nữa là, môi trường kinh doanh của Việt Nam tạo khá nhiều thuận lợi cho các công ty khởi nghiệp nhỏ, trong khi tại Pháp, những doanh nghiệp nhỏ rất khó tìm ra cơ hội.

Thêm vào đó, Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, bởi nguồn nhân lực giá rẻ. Nếu so sánh ở Pháp, chi phí thuê một kỹ sư sẽ là 4.000 USD/tháng, thì ở Việt Nam, với một kỹ sư giỏi, khoản chi phí này ít khi cao hơn 1.500 USD.

Tới thời điểm này, sau hơn 2 năm phát triển, Công ty TNHH Ubiquest đã có những thành công, những tour du lịch được khác hàng lựa chọn nhiều hơn. Chính vì vậy, đây là lúc Nicolas Plesse tìm cách khuếch trương hoạt động của Công ty. Theo kế hoạch được xây dựng, Nicolas Plesse sẽ phát triển thêm loại tour du lịch nhỏ lẻ, diễn ra trong ngày tại khu vực Chợ Lớn, TP.HCM, Hội An và dự kiến sẽ tiến ra thị trường Hà Nội.

Nghiên cứu thị trường thì thấy, tour du lịch team building tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh, tôi nghĩ, với một thị trường rộng mở, tôi sẽ mở rộng kinh doanh, với hướng tiếp cận các công ty nước ngoài. Một hướng mở rộng khác là tìm cơ hội để tiến vào thị trường Singapore, Hồng Kông, Mỹ và Anh và tiếp sau đó là sẽ Nhật Bản”, ông Nicolas Plesse chia sẻ.

Để làm được điều này, Nicolas Plesse đã tiến hành phân tích kỹ thị trường từng nước, nhu cầu người dân các nước với nhu cầu du lịch ở Việt Nam thế nào; phát hiện những địa chỉ cụ thể để liên hệ mời sản phẩm; mời doanh nghiệp trong và ngoài nước tới thử tour du lịch mà Ubiquest đang triển khai.

Không ngại cạnh tranh tại thị trường du lịch tại Việt Nam, ông Nicolas Plesse cho rằng, mặc dù hơn hẳn các công ty du lịch của Việt Nam sự mới, lạ và hiệu quả mà tour du lịch của ông mang lại, nhưng khi mà các công ty nước ngoài đang đổ bộ vào ngành du lịch Việt Nam với những tour khám phá như leo núi, hay đi xe đạp địa hình… ông sẽ phải nghĩ nhiều hơn để cho ra những sản phẩm, sao cho không bị đối thủ vượt mặt.

Nói về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, Nicolas Plesse cho rằng, các chính sách thay đổi liên tục, doanh nghiệp rất khó khăn để bắt kịp. Chẳng hạn, việc thay đổi giấy phép lao động hay thời hạn visa quá ngắn đối với người lao động nước ngoài.

“Hiện nay, khách du lịch vẫn phải mất phí làm visa khi nhập cảnh vào Việt Nam. Tôi cho rằng, nếu so với một số nước trong khu vực lâu nay đã bỏ phí này, ngành du lịch Việt Nam sẽ ít nhiều bị giảm khả năng cạnh tranh”, Nicolas Plesse nói.

GIA HUY/baodautu.vn